5 lý do để trẻ tự làm thời gian biểu, ngay cả khi chưa biết chữ




Lý do để ba mẹ sáng tạo linh hoạt hơn với con

👉 Giúp trẻ phát triển tư duy biểu tượng. Khi hình dung những nét đặc trưng của công việc/ thời điểm để vẽ và kể lại, trẻ làm rõ nét hơn biểu tượng trong đầu. Thậm chí khi sử dụng những kí hiệu “thoát ly" hơn như nam châm/khối màu và sau đó ba mẹ giới thiệu “con quy ước cái này là tập thể dục, cái kia là làm toán" thì trẻ học được từ “quy ước" qua chính thành động quy ước và phân biệt giữa ‘cái thật" và “cái dùng để quy ước". Đây là tiền đề để giới thiệu mối quan hệ âm-chữ “mình quy ước chữ k ghi âm “cờ", hay số - chữ số “quy ước số một ghi là 1”... Muốn bé tư duy linh hoạt hơn nữa thì gợi ý đổi quy ước cho lần làm TKB sau.

👉 Bắt đầu hình thành tư duy hệ thống qua thao tác sơ đồ hoá. Với trẻ độ tuổi tiểu học, tư duy khoa học được hình thành qua hành động trên vật thật rồi sơ đồ hoá. Việc được cùng ba mẹ hướng dẫn kẻ và giới thiệu ngày, giờ và sắp xếp các việc làm vào các ô thời gian, trẻ bắt đầu hình dung về một hệ thống bằng sơ đồ. Ba mẹ có thể giúp con phản ánh và khái quát hoá thành lời lên bằng cách sau khi con dùng thời khoá biểu thì hỏi con 2 câu hỏi “TKB dùng để làm gì?”, “TKB gồm có những thành phần nào?” (form & funtion)

👉 Trẻ và ba mẹ có một chỗ trụ để thương lượng các việc làm, tránh mất thời gian “mè nheo" trên từng việc. “ Theo TKB thì bây giờ con cần làm gì?

👉 Giúp trẻ tự chủ với sinh hoạt của mình. Vì những gì trẻ làm là do trẻ chọn, làm việc theo kế hoạch đã sắp xếp và biết trước thay vì cảm giác bị ba mẹ sai khiến.

👉 Giúp trẻ thực hành năng lực quản lý cảm xúc. Mỗi lần lựa chọn ngưng làm một cái gì đó mình yêu thích để chuyển sang một việc khác mà mình đã lên kế hoạch là trẻ đang “thương lượng" với ý thích của mình. Đây là khởi đầu của năng lực lựa chọn làm điều mình thích hay điều mình đã cam kết với chính mình.


 TKB của lớp Hoa Trái Tim, chị em Na Rem và Đăng Khoa
Ảnh minh hoạ: TKB của lớp Hoa Trái Tim, chị em Na Rem và Đăng Khoa



❣️Cùng con làm thời khoá biểu như thế nào?

👉 Ba mẹ cần quan sát để tìm được lợi ích của con khi làm thời khoá biểu và khơi gợi cho con thấy cần làm 1 thời khoá biểu vì lợi ích của con. Ví dụ như nếu bé thích mẹ đọc sách chơi cùng mẹ thì cần làm thời khoá biểu để mẹ cũng có thể dành thời gian đúng lúc cho con... (nên cho con xem mẫu 1 vài thời khoá biểu phù hợp tuổi của con để con có “tầm nhìn” trước về sản phẩm)

👉 Đặt câu hỏi khơi gợi những gì con muốn làm, cần làm. Nên hạn chế dùng từ phân biệt học và chơi với con mà dùng từ “con muốn làm gì?” → đánh răng, vẽ, làm toán, viết chữ, xếp lego, xem điện thoại… Nên có một việc “Linh hoạt/ Trải nghiệm mới".

👉 Giới thiệu về khung thời gian biểu với các ngày và khung giờ. (Ba mẹ tuỳ theo độ tuổi và số lượng việc của con để gợi ý chia khoảng thời gian. Với trẻ còn nhỏ thì có thể chỉ cần chia Sáng - Chiều - Tối với các hoạt động chủ đạo, con lớn lên thì chi tiết dần).

👉 Cho con vẽ hình ký hiệu cho việc làm. Việc này phát triển tư duy biểu tượng và khái niệm "quy ước" cho con.

👉 Sau đó thống nhất cách thực hiện và điều chỉnh TKB với con. Nên thống nhất xem lại mỗi cuối ngày của tuần đầu tiên và chỉnh sửa khoảng 2 lần cho đến khi ưng ý.

Ba mẹ xem lại #SHLive ở đây nhé - Con vào lớp 1, chuẩn bị sao cho vừa đủ?

Chúc ba mẹ và con có trải nghiệm làm thời khoá biểu vui vẻ nha 😊



✨✨✨ Ba mẹ tham gia group Coach con vui học 🥰 để được cập nhật và thực hành thêm nhiều bài coach con nữa nhé