parallax background

Làm sao để con giảm “sốc văn hóa” cho con khi vào lớp 1?

Vào lớp 1 là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển tiếp theo của trẻ trên hành trình trở thành một cá nhân độc lập. Con bắt đầu chuyển từ hoạt động chơi sang học có chủ đích. Môi trường học tập của con cũng rộng lớn hơn, nhiều quy tắc hơn và đòi hỏi tính tự lập của con hơn. Hầu hết các phụ huynh đều mang một nỗi lo chung: không biết con mình sẽ phản ứng ra sao? Có thích nghi tốt với môi trường tiểu học hay không?

Có thể nói, “Làm sao để giảm sốc-văn-hoá cho con?” là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh có con sắp vào lớp 1.

“Sốc văn hoá” – sự khác biệt giữa môi trường mẫu giáo và tiểu học

Điểm qua một số thay đổi giữa môi trường mẫu giáo và tiểu học, có thể thấy sự lo lắng của các phụ huynh là chính đáng. Trọng tâm là thay đổi cách học. 

Ở mẫu giáo, thời gian trên lớp của con chia đều cho việc vui chơi, ăn, ngủ, trong đó chơi là chủ đạo. Con thường học thông qua các trò chơi trực quan sinh động và qua tương tác với bạn bè, cô giáo. Con bước đầu đi vào nề nếp sinh hoạt tập thể nhưng thường thoải mái đi lại trong lớp, tự do cười nói, thể hiện suy nghĩ và cảm xúc trên hành trình khám phá. 

Khi vào lớp 1, con bắt đầu tiếp xúc với việc học có chủ đích gồm nhiều môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Con sẽ không chơi trò chơi nhiều như trước mà cần ngồi nghiêm túc trong khoảng thời gian liên tục. Con cần hoàn thành một lượng bài tập cụ thể cho từng môn học và có sự đánh giá về kết quả. Môi trường tiểu học với nhiều nội quy mới đòi hỏi con tính kỷ luật và sự tập trung cao hơn môi trường mẫu giáo.

Hơn hết, sự tương tác của con với bạn bè, thầy cô cũng không còn gắn kết như trước. Lớp có đông bạn hơn nhưng con không còn được học chung với những bạn mà con yêu thích, gắn bó trước đây. Cô dành nhiều thời gian cho hoạt động giảng dạy nên việc quan tâm, trò chuyện sẽ không nhiều như ở mẫu giáo. Những trăn trở, những lời “méc” của con thường bị cho qua. Thậm chí, con hăng hái giơ tay phát biểu nhưng ít khi nào tới lượt. Những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của con khi học lớp 1. 

Đứng trước những thay đổi toàn diện về cách học, cách ứng xử trong môi trường mới, con có thể vẫn thích sinh hoạt theo thói quen ở mẫu giáo và muốn được vui chơi như trước đây. Sự khác biệt giữa môi trường mầm non và tiểu học là một bậc thang quá cao khiến con nhất thời chưa hiểu vì sao và có thể bị “sốc”. 

Chính vì thế, điều con cần là một bước đệm giúp cho sự chuyển đổi này trở nên vừa sức hơn với con. Bước đệm đó chính là giai đoạn “tiền tiểu học”.

Thế nào là một chương trình “tiền tiểu học” đúng nghĩa?

Một số phụ huynh thường nghĩ để con bớt bỡ ngỡ và giảm sốc văn hoá thì cần cho con học sớm chương trình lớp 1. Điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng về bản chất sẽ giống như bắt con leo lên bậc thang cao sớm hơn khi con vẫn đang ở mẫu giáo. 

Việc học sớm không giúp con có sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất mà còn có thể khiến con bị áp lực và nảy sinh tâm lý sợ học. Khi vào học chính thức, con có thể cảm thấy chán khi học lại điều mình đã biết. Từ đây, lại xuất hiện một thái cực ngược lại. Một số phụ huynh quyết định không cho con học gì cả để tránh việc con chán học. Điều này làm nhiều trẻ bị chới với vì không theo kịp chương trình.

Vậy chuẩn bị như thế nào để con không cần học sớm, làm mất đi niềm vui khám phá?

“Tiền” nghĩa là “trước”, không phải “sớm”. Chương trình “tiền tiểu học” đúng nghĩa sẽ chuẩn bị cho con những gì con cần trước giai đoạn tiểu học, chứ không dạy sớm chương trình tiểu học cho con.

Một đặc điểm nổi bật của chương trình tiểu học là con sẽ làm việc có tư duy với các ký hiệu như chữ viết, chữ số xa lạ. Để làm việc mang tính tư duy một cách hiệu quả, con cần một bước chuyển trung gian từ các kinh nghiệm giác quan và vận động cơ thể sang các khái niệm khoa học. 

Ví dụ như, với tiếng Việt, con lắng nghe và phân tích lời ăn tiếng nói hàng ngày để khám phá ra tiếng, thanh, phần đầu, phần vần, nguyên âm, phụ âm trước khi tìm cách ghi lại âm thanh mình nghe được. Đây là quá trình khám phá cấu trúc ngữ âm của tiếng trước khi học viết chữ. 

Khi học viết chữ, con học cách quan sát và phân tích kích thước và cấu tạo của chữ gồm những nét nào, nét nào trước, nét nào sau để tư duy cách viết chứ không “viết vẹt” mỏi tay với chồng vở tập tô.

Còn với toán, từ những nhóm đồ dùng rải rác trong tự nhiên, con khám phá khái niệm “số tự nhiên”, tìm cách sắp xếp chúng theo thứ tự, dùng tay gộp kẹo hay lấy bánh để hiểu bản chất các phép toán cộng, trừ mà không cần cố ghi nhớ. 

Một điểm lưu ý quan trọng là, trong toàn bộ quá trình này, trẻ cần được hướng dẫn từng bước từ các thao tác tay sang sơ đồ hoá vì tư duy trực quan sơ đồ chính là loại tư duy mới, được hình thành ở độ tuổi mẫu giáo lớn, và là bước chuyển trung gian từ trí khôn cảm giác vận động sang tư duy logic bằng ngôn ngữ và ký hiệu. 

Đây là quá trình học tập phù hợp với tiến trình phát triển tư duy và tâm lý lứa tuổi của trẻ tiền tiểu học. 

Nếu trang bị các khái niệm nền tảng trên đúng cách, con sẽ học 1 biết 10, dễ dàng vận dụng các kỹ năng đọc viết, tính toán ở chương trình lớp 1. Tư duy tiền tiểu học này là tiền đề tạo nên sự phát triển bùng nổ cho trẻ ở bậc tiểu học cũng như giúp trẻ có cách tư duy để tự học trong suốt những năm học phổ thông. 

Nếu thiếu đi giai đoạn này, con dễ bị sốc khi tiếp xúc với các khái niệm mới. Con cố nhớ nhưng không hiểu khái niệm, khó khăn khi ứng dụng, dẫn đến học vẹt hay tình trạng học trước quên sau. Đau lòng hơn khi con trở nên tự ti, khép mình lại vì bị hiểu nhầm là học chậm, học dở, kém thông minh mà nguyên nhân là do con không được chuẩn bị đúng trước khi vào lớp 1.

Có thể nói, chương trình tiền tiểu học đúng nghĩa góp phần giúp con giảm sốc văn hoá bằng chính sức mạnh tư duy của mình. 

Vai trò của phụ huynh trong giai đoạn tiền tiểu học

Khi con ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp 1, ba mẹ cũng đón nhận nhiều thử thách mới trong việc nuôi dạy và định hướng cho con. 

Cái tuổi “nói không – làm ngược” được ví von là cuộc nổi loạn nho nhỏ đầu đời của con. Con bắt đầu có nhu cầu tách rời khỏi ba mẹ, hoà nhập hơn vào xã hội. Con muốn khẳng định cái tôi riêng, bộc lộ chính kiến và sẵn sàng tranh luận. Nhiều lúc con muốn có không gian riêng và không bị thăm hỏi quá nhiều. Con bỗng dưng bớt dễ thương, ít nghe lời và muốn làm theo ý mình. Điều này có thể khiến ba mẹ bị sốc, khó chịu và mất kiên nhẫn, cho rằng con trở nên khó dạy và không còn ngoan như trước. 

Nếu không có sự thấu hiểu và cách tiếp cận khéo léo, sợi dây kết nối giữa con và ba mẹ có thể bị cắt đứt từ đây. Thay vì cảm nhận tình yêu thương, con chỉ còn cảm nhận sự thống trị và kiểm soát của người lớn dành cho người nhỏ.

Do đó, song song với việc tìm cách giúp con giảm sốc và thích nghi với môi trường mới, ba mẹ cũng cần học cách giảm sốc cho chính mình và thích nghi với những thay đổi của con. 

Để thực sự đồng hành cùng con, ba mẹ cần:  

  • Thấu hiểu và kết nối với con để giúp con “giảm áp” và hoá giải những khó khăn của sốc văn hoá hay những thay đổi đột ngột của tâm lý lứa tuổi.
  • Hiểu rõ mục tiêu đào tạo và kết quả đầu ra cho việc học của con, từ đó quản lý kỳ vọng của mình. 
  • Biết rõ vai trò của mình trong việc phối hợp với nhà trường và các đặc thù của nghiệp vụ sư phạm, từ đó có vị thế giao tiếp và phối hợp phù hợp với nhà trường và giáo viên của con. 
  • Quan trọng hơn hết, là sự thấu hiểu bản thân mình để kịp thời “thức tỉnh” mỗi khi nhân danh yêu thương con để thỏa mãn nhu cầu cái Tôi của mình.

Thực tế cho thấy, ba mẹ càng chuẩn bị tốt cho bản thân bao nhiêu thì các con sẽ thích nghi với môi trường mới nhanh chóng bấy nhiêu, dù ở cấp học nào. Vì người bạn đồng hành đúng nghĩa của con là người thấu hiểu điều con thực sự cần, nhạy cảm và ứng xử tinh tế trước những thay đổi của con, và trên hết, sẵn sàng học hỏi, nâng cấp bản thân để mang lại sự phát triển tốt nhất cho lứa tuổi của con mình. 

Phụ huynh có thể trang bị năng lực đồng hành cùng con Tiền tiểu học ở đâu?

Chương trình Thực Thi Xuất Sắc dành cho phụ huynh có con tiền tiểu học của học viện Self Hiil là một giải pháp kép mang tính đột phá, giúp phụ huynh đạt song song cả 2 mục tiêu: chuẩn bị cho con và chuẩn bị cho mình với thời gian huấn luyện được rút ngắn đến mức tối ưu.  

Như tên gọi “Thực thi xuất sắc”, toàn bộ chương trình huấn luyện được thiết kế theo phong cách “cầm tay chỉ việc”. Các hoạt động được chia nhỏ từng ngày, kèm hướng dẫn thực hành rõ ràng với từng thao tác cụ thể. Phụ huynh không học lý thuyết chay mà học “thực chiến”, làm thực tế với con của mình.

Thấu hiểu sự bận rộn và khan hiếm thời gian của phụ huynh, chương trình được thiết kế với tư duy tận dụng thời gian phụ huynh tương tác với con hằng ngày để học. Thay vì tương tác với con theo cảm tính hay theo bản năng, phụ huynh đổi sang cách mà giáo án gợi ý để nâng cao chất lượng. Mọi việc đã được các chuyên gia sắp xếp theo thứ tự, phụ huynh chỉ cần dành 30-45 phút mỗi ngày, thực hành đúng hướng dẫn là sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng và rõ ràng.

Tuỳ thời điểm con vào lớp 1, chương trình sẽ được điều chỉnh lộ trình phù hợp với nhu cầu huấn luyện của phụ huynh trong 3 tháng, 6 tháng và tối đa 1 năm. Chuẩn bị càng sớm thì năng lực càng “chín”. 

Chương trình cung cấp giải pháp huấn luyện toàn diện cho cả phụ huynh và các bé với 3 học phần chính:

  1. Siêu thấu hiểu – siêu kết nối: Xây dựng và duy trì thói quen thấu hiểu và kết nối sâu sắc, lâu dài với con trong bối cảnh con dần tách khỏi cha mẹ để trở thành một cá nhân độc lập, hạn chế sự mất kiên nhẫn, áp đặt, la mắng, khiến con sợ học, sợ ba mẹ.
  2. Nghiệp vụ sư phạm hiện đại dành cho phụ huynh: Khi có hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm, phụ huynh sẽ biết cách chọn trường, chọn thầy cô cho con cũng như tự tin trao đổi với ban giám hiệu nhà trường và giáo viên một cách hiệu quả.
  3. Tư duy tiền tiểu học: Trang bị hiểu biết về tư duy các môn Tập viết – Tiếng việt – Toán để hỗ trợ con khi cần. Trẻ được trang bị tư duy Tiền tiểu học vừa đủ theo đúng chuẩn của giáo án Self Hiil sẽ học lớp 1 một cách tự tin, thoải mái, mà vẫn không bị chán. 

Tầm nhìn dài hạn bắt đầu từ tư duy tiền tiểu học 

Chương trình Thực Thi Xuất Sắc dành cho phụ huynh có con tiền tiểu học được tạo ra với mong muốn hỗ trợ phụ huynh xây dựng nền tảng vững chắc cho hành trình học tập trọn đời của con. Đích đến cuối cùng là trang bị cho con năng lực tự học với khả năng tư duy sắc bén để con tận hưởng trọn vẹn niềm vui khám phá. 

Hành trình này càng trở nên ý nghĩa hơn khi các phụ huynh vừa phát triển nghiệp vụ sư phạm vừa nâng cao bản lĩnh nội tâm, từ đó hỗ trợ con theo đúng cách con thật sự cần và trở thành bậc cha mẹ mà con xứng đáng có được. 

Nhìn con lớn lên, vững vàng trước mọi khó khăn, trở thành một người trưởng thành, độc lập mà vẫn hồn nhiên, vui tươi và giữ được kết nối sâu sắc với ba mẹ mình – đó là một món quà vô giá. 

Để đến được tương lai đó, giai đoạn tiền tiểu học chính là cơ hội vàng để bạn làm chuẩn và chắc ngay từ đầu!