parallax background

Làm sao để thực sự thấu hiểu và kết nối với con?

Con vào lớp 1 là thời điểm ba mẹ cảm nhận rõ nét sự che chở và sức ảnh hưởng của mình với con đang thu hẹp lại. Nỗi bất an khó tả cứ âm thầm nhen nhóm trong lòng vì nhiều thứ xung quanh con trở nên ngoài tầm kiểm soát. Nỗi bất an này thôi thúc nhiều ba mẹ nôn nóng tìm mọi cách để quan tâm và tương tác với con nhiều hơn nhưng đôi khi lại nhận về những cơn tức giận hoặc sự lảng tránh của con.

Vậy ba mẹ cần làm gì để thực sự thấu hiểu và kết nối được với con? Hãy cùng phân tích các vấn đề then chốt nhé.

Vì sao thấu hiểu và kết nối với con trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn tiền tiểu học và lớp 1?

Ngoài thay đổi văn hoá học tập, độ tuổi lên lớp 1 cũng là đoạn chuyển tâm lý của con từ tuổi mẫu giáo lên tuổi thiếu nhi. Thiếu đi sự thấu hiểu và kết nối trong giai đoạn đặc biệt này sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ trong không chỉ giai đoạn lớp một mà còn ở tuổi dậy thì và cả sau này  

Đầu tiên, khi lên lớp 1, con thường cảm thấy hụt hẫng và mất đi niềm vui khi đến lớp vì nhu cầu được thấu hiểu và kết nối không được đáp ứng đủ. 

Ở mẫu giáo, con thường rất gần gũi với cô và các bạn. Con dễ dàng giãi bày những cảm xúc của mình và được quan tâm đúng lúc. Lên tiểu học, các thầy cô dành nhiều thời gian cho việc giảng dạy nên không thể quan tâm đến cảm nhận và cảm xúc của con nhiều như thời mẫu giáo. Giờ chơi cũng ít hơn. Sự gắn kết của con với thầy cô và bạn bè cũng vì thế mà không còn khắng khít như trước đây. Thế nên, sự thiếu hụt trong nhu cầu được thấu hiểu và kết nối của con cần được bù đắp lại ở gia đình. Nếu không được bù đắp, con sẽ tìm những phương án khác để bù đắp như game hoặc những hội nhóm khác mà ba mẹ có thể không lường trước được.

Thứ hai, sự thiếu thấu hiểu và kết nối giữa “thầy và trò” là nguyên nhân chính dẫn đến “giờ học trong nước mắt” của con với thầy giáo ba và cô giáo mẹ. 

Ở độ tuổi đang ươm mầm tự lập trong học tập, con vẫn cần sự hỗ trợ của ba mẹ trong giờ tự học ở nhà. Các phụ huynh thường gặp rất nhiều khó khăn khi hướng dẫn con làm bài tập hay giải đáp thắc mắc cho con. Nhiều lúc phụ huynh không biết giải thích thế nào cho con hiểu, càng giải thích càng rối rắm, nên sẽ bắt con chấp nhận hay học thuộc lòng. Khi hết kiên nhẫn, phụ huynh sẽ áp đặt cách học cho con để miễn sao con làm xong bài tập. Điều này khiến cả ba mẹ lẫn con đều bị ức chế và mệt mỏi, “con khóc, mẹ khóc”, tình cảm cũng bắt đầu rạn nứt. 

Theo chị Nguyễn Thuỳ Liên, trưởng đoàn chuyên gia Self Hiil, việc ba mẹ thiếu nghiệp vụ sư phạm tiểu học chỉ là bề nổi của tảng băng, cái thực sự khiến ba mẹ không thể học vui cùng con là sự chưa thấu hiểu và kết nối được với cảm xúc và nhu cầu của con. Dù không biết cách bày cho con làm một bài tập nào đó, ba mẹ cũng có thể khuyến khích con thử nhiều cách làm sáng tạo hoặc giúp con nghĩ ra nên tìm sự trợ giúp ở đâu, bằng cách nào. Mối quan hệ tôn trọng, tích cực, tin tưởng giữa hai phía chính là chìa khóa vàng để có một giờ học hiệu quả.

Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, sự thiếu thấu hiểu và kết nối ở giai đoạn 5-7 tuổi ảnh hưởng rất lớn đến khuynh hướng “nổi loạn” ở độ tuổi dậy thì. 

Xét về tâm lý, trẻ 5-7 tuổi bước vào giai đoạn hình thành “cái tôi mới” với những chuyển biến nội tâm mà cả con lẫn ba mẹ đều bỡ ngỡ. Con muốn được tự lập, có sự riêng tư và thể hiện bản thân. Nhiều khi, con chưa biết cách diễn đạt và ứng xử thế nào với những mong muốn này của mình nên con dễ cáu gắt, bướng bỉnh. Ba mẹ cũng bối rối, không hiểu vì sao đứa con ngoan của mình tự nhiên “trở chứng”. Thậm chí, nhiều ba mẹ cảm thấy con như đang chống đối mình và sợ rằng con càng lớn sẽ càng khó dạy, nên lại cố gắng tìm mọi cách để con ngoan ngoãn như xưa. 

Không ít phụ huynh bắt đầu có những biện pháp cứng rắn như la mắng, doạ nạt, trừng phạt, giả vờ bỏ rơi… để uốn nắn con và vô tình làm con cảm thấy mình không còn được ba mẹ yêu thương nữa. Con dần dần chán ghét, chối bỏ bản thân và mất kết nối với chính mình. Khi những ức chế cứ chồng chất lên mà không thể giãi bày với người thân, con thu mình lại trong thế giới riêng và dần tạo khoảng cách với ba mẹ. Đến khi đủ lớn, con sẽ có nhu cầu nổi loạn để giải phóng sự ức chế của mình. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự nổi loạn của con ở tuổi dậy thì.

Như vậy, sự xa cách giữa ba mẹ và con cái ở độ tuổi dậy thì không phải hình thành từ lúc con trở thành “người lớn”. Điều này đã âm thầm diễn ra từ khi con còn rất nhỏ và bước ngoặt là sự ức chế, rạn nứt vì sự thiếu thấu hiểu và kết nối ở giai đoạn “dậy thì tiền trạm” này. Nếu may mắn có ba mẹ thấu hiểu tâm lý, con có thể được quan tâm và dẫn dắt từ rất sớm để hiểu bản thân hơn và chuyển hoá bản thân một cách nhẹ nhàng hơn.

Có thể nói, việc thật sự thấu hiểu và kết nối với con ở giai đoạn tiền tiểu học và lớp 1 không chỉ giúp con giảm “sốc văn hoá” khi vào môi trường học tập mới mà còn giúp cả gia đình “êm thấm” khi con đến tuổi dậy thì và cả hành trình phát triển sau này.

giun-con-hoc-vui
Tham gia Cộng đồng Coach Con Vui Học do Self Hiil tổ chức

Ba mẹ thường mắc những sai lầm nào trong việc thấu hiểu – kết nối với con?

Trong thực tế, phụ huynh thường mắc nhiều sai lầm khi nỗ lực kết nối với con vì chưa thực sự hiểu rõ như thế nào là thấu hiểu – kết nối với con.   

1. Ở bên cạnh con là thấu hiểu – kết nối với con.

Nhiều phụ huynh thấy mình ở cùng phòng cùng nhà với con, hay chở con đi học hàng ngày, nghe con huyên thuyên là đã kết nối với con nên không chú ý nhiều đến việc chú tâm lắng nghe và trò chuyện khơi gợi con. Ừ hử hời hợt, hoặc vừa đi chơi vừa lướt điện thoại khiến con cảm thấy không được coi trọng và kết nối. Thực ra, vấn đề không phải là bên cạnh con bao lâu, mà là mỗi phút giây ở bên cạnh con, con có cảm thấy được ba mẹ hiện diện và lắng nghe con hết lòng.

2. Hỏi han con thật nhiều thì thấu hiểu – kết nối được với con.

Ba mẹ thường nghĩ quan tâm con là cần hỏi han thật nhiều để nắm tường tận những gì diễn ra xung quanh con, từ đó biết con cần gì và chu cấp cho con. Việc hỏi thăm quá mức thường làm trẻ cảm thấy áp lực và cảm giác như bị điều tra. Thực ra, đây biểu hiện của sự kiểm soát dưới danh nghĩa của sự quan tâm. Mấu chốt của việc trò chuyện và đặt câu hỏi cho con là để khơi gợi, lắng nghe, quan sát và thấu hiểu cảm nhận của con. Từ đó, ba mẹ có thể giúp con diễn đạt và gọi tên những nhu cầu, những cảm xúc hay tâm tư tình cảm bên trong mà con chưa nói được thành lời. 

3. Chăm chút cho con là thấu hiểu – kết nối với con.

Nhiều ba mẹ lại sợ thiếu kết nối khi con ngày càng có thể “tự vui một mình” mà không cần mình bên cạnh, nên có xu hướng làm mọi việc, chăm chút từng li từng tí mà vô tình tước đi cơ hội học tập và trưởng thành của con mình. Sâu xa trong lòng, ba mẹ tin rằng con càng phụ thuộc mình thì sẽ càng kết nối với mình. Thực ra con càng lớn càng có năng lực để tự giải quyết vấn đề và kết nối với xung quanh. Điều này không ảnh hưởng đến kết nối tình cảm của ba mẹ và con mà chỉ giúp con có thêm cơ hội học tập và khám phá. Thay vì sợ “con không cần mình”, ba mẹ cần tôn trọng xu hướng tự nhiên đó của con, lùi lại phía sau để tạo không gian cho con kết nối với bản thân và thế giới quanh mình.  

Tìm mọi cách giữ con bên mình bằng việc kiểm soát, chu cấp hay quan tâm chăm sóc thái quá không phải là cách để kết nối với con vì ba mẹ vẫn chưa thấu hiểu những nhu cầu thật sự của con.

Thật sự lắng nghe con mới là chìa khoá để ba mẹ thấu hiểu tâm lý con, để có thể quan tâm và nuôi dạy con theo cách con thật sự cần chứ không phải cách chúng ta nghĩ là tốt cho con.

ket-noi-voi-con

Ba mẹ cần làm gì để thực sự thấu hiểu và kết nối với con?

Thấu hiểu – kết nối với con là nhiệm vụ lâu dài và ý nghĩa nhất, không chỉ trong giai đoạn Tiền tiểu học mà còn trong suốt hành trình học làm cha mẹ. Sẽ không có điểm dừng hay một cột mốc “hoàn thành” trên hành trình này vì còn làm cha mẹ của con là còn yêu thương và kết nối. Hành trình này có thể được chia ra làm 3 giai đoạn:

    • Giai đoạn 0 – ĐẶT MỤC TIÊU và CAM KẾT: Ba mẹ cần suy ngẫm và làm rõ lý do vì sao mình cần thấu hiểu – kết nối với con. Khi đã sáng tỏ nhu cầu thấu hiểu và kết nối với con từ bên trong mình, ba mẹ có thể đặt mục tiêu cho bản thân và nghiêm túc với hành trình thực hành và thay đổi bản thân.
    • Giai đoạn 1 – THỰC HÀNH LẮNG NGHE: Lắng nghe là chìa khoá để phụ huynh có thể hiểu các nhu cầu thật sự của con và có hành động quan tâm phù hợp. Với những kết nối đang có vấn đề hay bị đứt gãy, lắng nghe sẽ giúp ngăn không cho mối quan hệ với con tệ đi. Càng thực hành thì mức độ thấu hiểu và kết nối với con sẽ càng được cải thiện. 
    • Giai đoạn 2 – KHÁM PHÁ NỘI TÂM: muốn lắng nghe được nội tâm của con thì cần lắng nghe được nội tâm của mình. Phụ huynh cần khám phá và tháo gỡ những rào cản bên trong để việc thấu hiểu và kết nối trở nên tự nhiên thay vì chỉ là một kỹ năng như ở giai đoạn 1. Càng trở về bên trong, ba mẹ càng cảm nhận trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ của con. 

Toàn bộ 3 giai đoạn trên đã được Self Hiil thiết kế thành những chương trình huấn luyện (coaching) dành riêng cho phụ huynh.

Khoá Siêu thấu hiểu – Siêu kết nối dẫn dắt phụ huynh đặt mục tiêu và thực hành lắng nghe từ cơ bản đến nâng cao. Khoá học giúp ba mẹ tận dụng thời gian tương tác với con để thực hành lắng nghe có chủ đích, nuôi dưỡng sự thấu hiểu và kết nối với con ngay trong lúc “học”. Nếu ba mẹ thực hành từ 30 – 45 phút với con mỗi ngày thì hoàn thành khoá huấn luyện trong 30 ngày.

Chương trình Nền tảng vàng sẽ giúp ba mẹ chinh phục giai đoạn 2 với việc thực hành và khám phá các chủ đề then chốt trong nội tâm như Lãnh đạo bản thân, Độc lập trong tư duy, Giá trị bản thân, Yêu thương bản thân, Tôi và cái Tôi.

Hiện nay khi mua một khóa huấn luyện bất kì các ba mẹ sẽ được tặng 1 khoá tự chọn trong combo Thực Thi Xuất Sắc cho phụ huynh có con tiền tiểu học.

Self Hiil mong rằng món quà này sẽ mang lại nhiều niềm vui cho các phụ huynh và cho các con trên hành trình vào lớp 1 và cả cuộc đời sau này.

Liên hệ tư vấn về chương trình và khoá học để nhận quà tặng trong thời gian sớm nhất!