parallax background

Làm thế nào để chọn được ngôi trường phù hợp nhất cho con?

  • Trường công lập, trường tư thục, trường quốc tế, trường nào tốt cho con?
  • Sao trường nào cũng được cái này lại mất cái kia?
  • Mình có nên ráng thêm một chút để con được học trường quốc tế?
  • Có chắc trường có học phí cao thì sẽ tốt hơn?
  • Làm thế nào để biết trường có thật sự tốt như lời họ nói?
  • Học trường công để con thêm bản lĩnh, nghĩ vậy có ổn không?
  • Có nên homeschool, unschool không?

Ba mẹ thường đối mặt với nhiều nỗi băn khoăn về việc chọn trường cho con. Đặc biệt, những lựa chọn ở giai đoạn lớp 1 sẽ chi phối lớn đến tuyến trường con sẽ học sau này nên sự bận tâm còn nhân lên gấp bội.

Được cái này mất cái kia, không ít phụ huynh tốn rất nhiều thời gian và tâm sức nhưng vẫn không chọn được một ngôi trường thực sự an tâm để “chọn mặt gửi vàng”. Bài viết này sẽ phân tích và gợi mở một góc nhìn mới để giúp phụ huynh nhanh chóng có được sự lựa chọn phù hợp cho con mình.

Như thế nào là một ngôi trường phù hợp?

Ba mẹ hãy nhắm mắt lại và hình dung về ngôi trường mà mình đang tìm kiếm cho con. Ngôi trường đó có những đặc điểm nào sau đây?
  • Nhìn chung, con cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi đi học mỗi ngày
  • Triết lý giáo dục nhân văn, hiện đại
  • Môi trường lành mạnh, an toàn, không bạo lực
  • Giáo viên giỏi, có tâm
  • Có giáo viên người bản xứ, cam kết đầu ra tiếng Anh
  • Ban giám hiệu biết lắng nghe phụ huynh và tích cực giải quyết vấn đề
  • Cơ sở vật chất đầy đủ, tươm tất, hiện đại
  • Bữa ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, và đạt chuẩn an toàn thực phẩm
  • Học phí vừa phải
  • Gần nhà hoặc trên đường đi làm

Ba mẹ chọn bao nhiêu tiêu chí? Nếu từ 8/10 thì đây là một ngôi trường hoàn hảo.

Một ngôi trường hoàn hảo có triết lý nhân văn, thầy cô có tâm, chương trình chuẩn mực, tiếng Anh đầy đủ, vật chất hiện đại, ăn uống lành mạnh, an toàn thể lý, học phí vừa phải, vị trí gần nhà là mong ước chung của tất cả những người làm giáo dục, cha mẹ, thầy cô và các em học sinh không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. 

Nhưng nhìn vào thực tế, có bao nhiêu ngôi trường hoàn hảo như vậy? Có lẽ chỉ đếm trên một bàn tay.

Hài hoà và thống nhất được hiệu quả kinh tế với chất lượng giáo dục luôn là một bài toán không dễ có lời giải. Nó không chỉ cần một ban lãnh đạo nhà trường có tâm trong giáo dục, có tài trong quản trị mà còn cần sự cộng hưởng của chính sách giáo dục và tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, đi tìm một ngôi trường hoàn hảo như vậy cũng không khác gì “hái sao trên trời” là mấy. 

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu phụ huynh vẫn ngầm dùng tiêu chuẩn ngôi trường hoàn hảo để chọn trường cho con?

Bất an. Vỡ mộng. 

Thế nên, thay vì tiếp tục nhiệm vụ bất khả thi này, phụ huynh có thể thay đổi tư duy từ tìm trường hoàn hảo thành chọn trường ít tệ nhất trong khả năng của bản thân và gia đình rồi sau đó cùng chung tay làm cho ngôi trường đó ngày càng tốt lên. Thay vì phó thác trách nhiệm cho nhà trường, phụ huynh có thể cùng các thầy cô và các phụ huynh khác tạo nên những thay đổi tích cực để con có những trải nghiệm học tập và vui chơi chất lượng hơn.

Đây sẽ là hướng đi cần phụ huynh dành ra nhiều thời gian hơn trong việc phối hợp với nhà trường, nhưng thực ra vẫn sẽ tiết kiệm nhiều năng lượng cho phụ huynh trước áp lực tài chính đường dài mà vẫn phải đối mặt với những “sự thật phũ phàng”.

Nhìn chung, với tính chất cạnh tranh và đặc thù của quản lý giáo dục, những trường có cùng mức phí thường sẽ có chất lượng khá tương đồng nhau. Do đó, ba tiêu chí căn bản để ba mẹ cân nhắc khi chọn trường cho con là: 

    • Trường gần nhà hay chỗ làm của ba mẹ để thuận tiện đưa đón, tiết kiệm thời gian đi lại, và bảo vệ sức khỏe suốt nhiều năm.
    • Trường có học phí phù hợp với kinh tế của gia đình để đảm bảo tài chính đường dài cho việc học của con và không gây thêm nhiều áp lực.
    • Chương trình và giáo viên đạt chuẩn có thể chấp nhận được với chi phí gia đình bỏ ra. 

Sau khi đã chọn được ngôi trường phù hợp theo các tiêu chí này rồi, ba mẹ sẽ vạch ra những công việc cần làm để cùng cải thiện môi trường học tập của con.

Ba mẹ có thể trang bị “năng lực hiệu trưởng” ở đâu?

Theo quy luật 80/20, chúng ta sẽ cùng xem xét đâu là những nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng môi trường học tập của con.

Trong bất kỳ một công việc hay vấn đề nào, con người luôn đóng vai trò chủ đạo. Vậy có những nhóm người nào đang góp phần trực tiếp vào việc hình thành nên môi trường học tập của con?

    • Ban giám hiệu định hướng và quản lý hoạt động của trường.
    • Thầy cô giáo giảng dạy trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm và chất lượng học tập của con.
    • Các nhân viên hỗ trợ trong nhà trường đảm bảo về an toàn trường học.
    • Bạn học của con, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
    • Cộng đồng phụ huynh tác động đến các điều chỉnh của giáo viên và ban giám hiệu.
    • Chính con và chính ba mẹ quyết định mình sẽ làm gì để có được điều mình mong muốn.

Vậy ba mẹ có thể làm gì và làm như thế nào với các bên liên quan này để nuôi dưỡng môi trường học tập của con?

Xin chia sẻ một số câu chuyện của tôi và con. 

Khi mới vào học lớp 1 ngày đầu tiên, con tôi đã ngồi buồn thiu. Khi tôi hỏi han thì con mếu máo, vừa khóc vừa kể rằng: 

“con đã giơ tay nhiều lần nhưng cô không chịu cho con phát biểu… cô không yêu thương con gì cả… con rất là buồn” – con lấy mền lau nước mắt.

“Mẹ hiểu rồi, con buồn vì con nghĩ rằng cô không yêu thương con vì con đã giơ tay nhiều lần mà cô không gọi con phải không?” – Tôi xác nhận lại.

“Dạ” – Bé gật đầu.

“Con nghĩ sao nếu như con chia sẻ điều này với cô để cô hiểu được cảm nhận của con?” – Tôi gợi ý.

“Con ngại lắm, cô sẽ buồn con thì sao?” – Bé mếu máo tiếp.

“À, con ngại cô buồn phải không? Vậy lỡ như con hiểu nhầm cô thì cô có buồn không?” – Tôi ghi nhận và khơi gợi tiếp.

“Cũng có” 

“Vậy con sẽ chia sẻ suy nghĩ của con cho cô biết để cô và con hiểu nhau hơn nhé, mẹ sẽ quay video và gửi cho cô giúp con nha” 

Con đồng ý. Rồi tôi quay video bé vừa khóc vừa kể lại cảm nhận của mình. Tôi khơi gợi cho bé nói ra hết suy nghĩ của mình rồi tôi gửi qua zalo cho cô với lời nhắn trung lập và thể hiện thiện chí là muốn cô và bé hiểu nhau hơn. Sau khi nhận được clip, cô nhắn là “thương bé quá, sáng nay lớp nhiều bạn phát biểu quá nên cô chưa kịp gọi bé, mẹ cho cô nói chuyện với bé được không ạ?”. Tôi kết nối cho 2 cô trò nói chuyện với nhau. Sau tầm 5 phút trò chuyện, con cũng đã hiểu là không phải là cô không yêu thương con mà là vì lý do khác. Con nói con không buồn cô nữa vì cảm thấy cô đã quan tâm con và con muốn yêu thương cô. Tôi cảm thấy được sự kiện này đã giúp kết nối hai cô trò sâu sắc hơn.

Câu chuyện thứ hai liên quan đến việc tôi nghe con kể có bạn trong lớp rất “nghịch” và đã bị phạt đứng ở góc lớp mấy lần. Lần nào bạn cũng khóc. Tôi hỏi thăm con thêm thì con nói là sau mỗi lần phạt thì con thấy bạn vẫn không bớt nghịch và con cảm thấy buồn, tội nghiệp bạn mỗi khi bạn bị phạt như vậy. 

Tôi hỏi thăm trong nhóm phụ huynh thì có bé cũng kể lại có hiện tượng này và bé cũng buồn. Nhưng đa số phụ huynh ngại đề cập vấn đề này với cô vì sợ làm khó cho cô. Một vài phụ huynh cho rằng chuyện này không đáng bận tâm vì người bị phạt không phải là con mình và “hồi xưa bị đánh còn ghê hơn”. 

Tôi suy ngẫm thấy việc này có ảnh hưởng đến cảm xúc của con mình và cảm nhận của bé về trường học. Tôi cũng từng biết có một bé vì “muốn chiến thắng cô” sau một lần bị phạt đã tìm cách “chọc cho cô tức điên”, và việc bị phạt ngày càng leo thang đến mức bé bị cô lập ngồi học riêng một bàn. Sau một năm, kết quả học tập sa sút và bé muốn nghỉ học. Tôi quyết định can thiệp vào việc này.

Tôi tiếp tục tìm hiểu thêm hình thức phạt này có diễn ra ở lớp khác hay không và tôi biết là có. Tôi nhận thấy hình thức phạt này không phải là hiện tượng đơn lẻ của cô mà là cả một “văn hoá ngầm”. Nếu tôi làm việc được với cô năm nay, còn năm sau con học cô khác thì sao? Mặt khác, tôi thấy các thầy cô cũng cần gợi mở một phương án kỷ luật khác tích cực hơn và được trường ủng hộ cũng như tạo điều kiện về phát triển năng lực.

Thế nên, tôi đã bày tỏ băn khoăn của mình với khối quản lý trường học và không quên nhấn mạnh là tôi không muốn trường “xử lý riêng” cô giáo đó. Điều tôi muốn là một hướng giải pháp nào đó toàn diện hơn. Sau đó, tôi đã được sắp xếp cuộc hẹn với hiệu phó chuyên môn của nhà trường. Tôi và cô hiệu phó đã ngồi lại chia sẻ góc nhìn của nhau, tìm hiểu những trở ngại, và thảo luận giải pháp tập huấn ngắn hạn thêm về kỷ luật tích cực cho các cô cũng như vạch ra những điều cần làm về nâng cao nội lực cho các cô trong dài hạn.

Ba mẹ cảm thấy thế nào qua hai câu chuyện tôi vừa kể?

Làm thế nào để biết khi nào mình cần làm gì, làm đến phạm vi nào và làm với ai? Làm thế nào để đủ năng lực làm những điều cần làm?

Về thái độ, phụ huynh cần nhận trách nhiệm mình là người giải quyết vấn đề. Mình muốn thay đổi điều gì với môi trường học tập của con mình thì mình cần chủ động làm.

Về hiểu biết, phụ huynh cần hiểu về Nghiệp vụ sư phạm hiện đại để có thể nhận diện tình hình và có thể lựa chọn hoặc thảo luận những hướng giải quyết có tính xây dựng.

Về kỹ năng, phụ huynh cần tối thiểu là bộ kỹ năng về giao tiếp trắc ẩn để thấu cảm và kết nối với nhu cầu của con, của thầy cô, và của chính mình. Trong sự thấu cảm và kết nối, mọi xu hướng giao tiếp và hành động gây tổn thương sẽ được hạn chế hoặc hoá giải.

Đến đây, ba mẹ có đang cảm thấy có gì đó hơi “quá” không? Đặc biệt là “món” nghiệp vụ sư phạm hiện đại, có phải nó là cái gì đó quá chuyên môn và chỉ có giáo viên, các nhà quản lý giáo dục mới cần đến?

Không sai! Thế nên ba mẹ càng cần trang bị Nghiệp vụ sư phạm để thực thi tốt vai trò của mình. Bởi thực chất, ba mẹ chính là thầy cô và hiệu trưởng đích thực của con. 

Ba mẹ thử ngẫm mà xem, những công việc mà mình vẫn luôn làm từ khi sinh con ra đến khi con trưởng thành, thậm chí cả khi con sinh cháu cho mình có khác gì công việc của một người giáo viên và người hiệu trưởng không?

Dù có cố ý dạy hay không thì con vẫn học “bắt chước” từ mình. 

Dù dạy đúng hay sai cách thì vẫn luôn dạy.

Dù chọn trường tốt hay không thì vẫn là đã chọn.

Dù có không trao đổi, làm việc gì với thầy cô thì vẫn là một cách làm việc thờ ơ.

Làm thầy cô và hiệu trưởng của con không phải là một lựa chọn của ba mẹ, mà nó là một công việc vốn đã gắn liền với vai trò làm ba mẹ ngay từ khi con chỉ là một giọt máu. Ba mẹ chỉ có thể lựa chọn mình sẽ trở thành người thầy cô và hiệu trưởng như thế nào.

Khi đó, để hoàn thành tốt “công việc hiệu trưởng” của mình, ba mẹ cần biết cách làm việc thật hiệu quả với giáo viên của con, với ban giám hiệu nhà trường, với các phụ huynh có con học cùng lớp, và với các nguồn lực giáo dục khác. Mục tiêu cần đạt được là tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình học tập của con và xem đó như là cơ hội để tạo nên những thay đổi tích cực hơn cho cả trường, nhằm tối ưu trải nghiệm học tập cho con cũng như nhiều học sinh khác.

Sở dĩ hiện nay hầu hết các phụ huynh chưa thể mang lại một môi trường học tập tối ưu cho con vì các ba mẹ không nắm vững nguyên lý học tập và giáo dục. Nếu không hiểu rõ bản chất, ba mẹ sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn lo lắng bất an, chạy đôn chạy đáo cho con đi học thêm, tìm gia sư, mua thật nhiều sách, chuyển trường… 

Để thoát khỏi vòng lặp này, ngoài thái độ nhận trách nhiệm và kỹ năng giao tiếp hiệu quả, trang bị nghiệp vụ sư phạm hiện đại có thể giúp các phụ huynh mở ra những hướng tư duy và hành động đúng đắn, khoa học, phù hợp hoàn cảnh thực tế, thoát khỏi những lối mòn kinh nghiệm để có thể góp phần kiến tạo nên môi trường học tập mà con xứng đáng được hưởng.

Ba mẹ cần làm gì để cải thiện môi trường học tập cho con?

Hiện nay Self Hiil có lộ trình huấn luyện toàn diện để đồng hành cùng ba mẹ nâng cao “năng lực hiệu trưởng” của mình với 2 cấp độ:

  1. Cấp độ “làm đúng”, có 2 khoá huấn luyện hỗ trợ:
    • Siêu thấu hiểu – Siêu kết nối: từng bước trang bị cho ba mẹ các kỹ năng lắng nghe sâu để giao tiếp thấu cảm và tích cực với con, thầy cô và các phụ huynh khác. Thời lượng trung bình: 1 tháng.
    • Nghiệp vụ sư phạm hiện đại: từng bước trang bị những hiểu biết và kỹ năng để nuôi dạy con và làm việc với các thầy cô theo chuẩn khoa học giáo dục thế kỷ 21 với triết lý chủ đạo là “lấy người học làm trung tâm”. Thời lượng trung bình: 3 tháng
  2. Cấp độ “làm tốt”, có chương trình Nền tảng vàng hỗ trợ ba mẹ nâng cao trí thông minh nội tâm chuyên sâu để có thể làm những gì mình biết về thấu hiểu – kết nối và nghiệp vụ sư phạm hiện đại một cách tự nhiên, linh hoạt với hoàn cảnh. Thời lượng trung bình: 12 tháng.

Với bộ sản phẩm này, ba mẹ sẽ: 

  • Hoá giải áp lực khi chọn trường cho con.
  • Chủ động tạo nên sự thay đổi tích cực tại những ngôi trường của con.
  • Tự tin đồng hành và trưởng thành cùng con trong suốt cuộc đời.

Để hỗ trợ ba mẹ bước đầu nâng cao “năng lực hiệu trưởng”, Self Hiil triển khai chương trình quà tặng đặc biệt mua 1 tặng 1 trong tháng 6! Khi mua khoá huấn luyện Nghiệp vụ sư phạm hiện đại, ba mẹ sẽ được tặng khoá Siêu thấu hiểu – Siêu kết nối hoặc 120 phút coaching 1-1 về nuôi dạy con. Ba mẹ hãy nhanh chóng ĐĂNG KÝ để chuẩn bị kịp thời cho năm học này nhé!