Maieutic teaching – tạm dịch là phương pháp Truy Vấn – là tên gọi của một phương pháp giảng dạy theo lối biện chứng của Socrates, một trong những triết gia cổ đại của Hy Lạp. Từ Maieutic trong Anh ngữ bắt nguồn từ chữ maieutikós obstetric(phương pháp Socrates) khởi đầu từ chữ maía, có nghĩa là người hộ sinh. Theo phương pháp này, quá trình giảng dạy trải dài qua những mẫu đối thoại giữa thầy và trò mà trong đó, vấn đề được mổ xẻ được chia thành từng phần như những mảnh nhỏ của một bức tranh ghép. Những mảnh nhỏ này lại được xem là những vấn đề nhỏ có thể tìm hiểu bằng một loạt những câu hỏi tiếp nối. Và những câu hỏi này thường bắt đầu bằng một nghi vấn.
Tóm lược về triết gia Socrates
Là một triết gia được xem như là một trong những nhân vật tiên phong của triết học Tây phương và đồng thời cũng tạo nên một sự ảnh hưởng không nhỏ đối với triết học và ngành giáo dục hiện đại, Socrates không để lại một tác phẩm gì cho đời. Vì thế cuộc đời thật của ông mãi là bí ẩn đối với chúng ta. Những chi tiết về đời sống và triết lý của ông được người đời biết đến qua những mẫu đối thoại được viết lại bởi người môn đệ gần gũi nhất của ông, triết gia cổ đại Hy Lạp Plato. Chi tiết về cuộc đời ông cũng được đề cập đến qua những tác phẩm của sử gia Hy Lạp Xenophone, triết gia cổ đại Aristotle, và nhà soạn kịch Hy Lạp Aristophanes.
Phỏng theo mẩu đối thoại “Lời Tạ Lỗi” (Apology) của Plato, một nhà tiên tri ở Delphi đã tuyên bố rằng không ai có học thức sâu rộng bằng Socrates cả. Socrates cho rằng đây là một nghịch lý vì ông tin rằng mình không phải là một nhà thông thái. Thế là để tìm hiểu lời tiên tri đó, ông tìm đến tất cả những người tự cho mình là nhà trí thức ở Athena để đàm đạo và cuối cùng nhận ra những người tự xưng là mình học cao hiểu rộng chẳng có một chút gì gọi là thông thái cả. Lối đối thoại theo phương pháp truy vấn của ông đã khiến nhiều nhà trí thức và chính trị gia lỗi lạc ở Hy Lạp cảm thấy mình rất ngu xuẩn. Ông được biết đến như một người có khuynh hướng chỉ chích thể chế Dân Chủ (nhiều nghiên cứu gia cho rằng sự tố giác này có liên quan đến mục đích chính trị) và bị xem như là một mũi dùi đối với Athena, thủ phủ của Hy Lạp. Ông bị kết tội là làm hư hỏng tư tưởng của thế hệ trẻ và bị xử chết bằng một ly độc cần (poison hemlock). Socrates tiếp nhận cái chết một cách bình tĩnh vì tin rằng đã đến lúc ông cần phải chết. Ông đã dùng đến sinh mạng mình để chứng minh giá trị triết lý của mình. Nếu phải tóm lược cả cuộc đời và triết lý của Socrates trong một câu nói, đó sẽ là: kẻ thông thái nhất là kẻ biết nhìn nhận sự ngu xuẩn của mình.
Triết lý Socrates
Để thấu hiểu triết lý Socrates, ta phải gác bỏ những quan điểm xã hội, tính tự ti, những mặc cảm cá nhân, tập tục văn hóa, niềm tin tôn giáo, và những truyền thống hũ lậu mà người đời thường dùng để hãnh diện, tự hào, và ra vẻ kể cả khi nghĩ mình có hoặc biết được. Ta cũng không nên núp sau những mỹ từ có tính trừu tượng như chính nghĩa, công lý, độc lập, dân chủ, thiện, ác, tổ quốc, v.v… vì chúng rất trừu tượng và rất mơ hồ đối với những người sử dụng chúng. Đối diện với phương pháp truy vấn của Socrates, sự hiểu biết mơ hồ của bạn về những gì bạn “nhân danh” hoặc “đả kích” sẽ là vũ khí mà cuối cùng bạn sẽ phải tự dùng để đánh đổ niềm tin của mình. Nhưng trái lại nếu bạn không đặt nặng vấn đề khi bước vào tranh luận, thì phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu mình, hiểu người, hiểu đời, và nhất là thấu hiểu nguồn gốc, giá trị, và hiệu quả của vấn đề được bàn luận. Triết lý Socrates có thể tìm hiểu được qua những nghịch lý mà ông đã đưa ra như “Không ai thèm muốn điều xấu”, “Không ai tự nguyện, cố ý phạm lỗi hoặc làm ác.”, “Đức tính – tất cả các đức tính – đều là kiến thức.”, và “Hiệu quả đủ để đem đến hạnh phúc.” Một điều kỳ lạ nên nhớ nữa là Triết lý Socrates, theo lời của ông ta, không phải là do ông ấy nghĩ ra – mà là do những bậc thầy của ông ta, và ngay cả những người đàn bà bên cạnh mẹ của ông (một người nữ hộ sinh) truyền dạy.
Phương pháp Truy Vấn
Truy Vấn là một phương pháp giảng dạy mà trong đó, người thầy không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi. Hầu như tất cả những câu hỏi đều được trả lời bằng một câu hỏi khác. Trách nhiệm của người thầy không phải để nhét những gì khó nuốt nổi vào đầu của người trò, mà để giúp người trò nhận rõ được vấn đề và tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình. Qua cách hỏi để gợi ý, câu trả lời thật sự phát xuất từ người trò. Những lý thuyết sai lầm, những ngụy biện có tính chất lừa dối, tự gạt sẽ dần được khơi ra và loại bỏ, chân lý sẽ rõ dần và câu trả lời sẽ rất hiển nhiên đối với người trò khi đã nhận rõ được bản chất của vấn đề.
Phương pháp này đòi hỏi người thầy phải phải bước khỏi bục giảng và ngồi xuống cùng người trò. Nó cũng đòi hỏi người trò phải bỏ thái độ khúm núm vâng vâng dạ dạ để bình tĩnh đối thoại cùng thầy, quan trọng nhất là phải tỉnh táo trả lời những câu hỏi trong mẫu đối thoại. Thầy và trò phải cùng đồng ý về chủ đề của cuộc thảo luận và trò phải đồng ý cố gắng trả lời những câu hỏi của thầy. Thầy và trò phải cùng chấp nhận câu trả lời hợp lý nhất và gạt bỏ những tư tưởng cá nhân, quan niệm xã hội, tôn giáo, gia đình, cùng những niềm tin không đủ lý lẽ để biện luận khác. Khi người thầy đưa ra một luận điểm không hợp lý, người trò có quyền hướng dẫn mẫu đối thoại về luận điểm vô đó để làm sáng tỏ vấn đề. Người thầy nên có nhiều hiểu biết về những luận cứ sai lầm chung quanh vấn đề được thảo luận.
Các dạng câu hỏi Socrates và ví dụ
Lợi ích của phương pháp Truy Vấn
Bạn có bao giờ được trò chuyện thân mật với thầy giáo của mình một cách thân mật như hai người bạn về những chuyên đề trong môn học không? Có hiệu quả gì sau một lần trò chuyện so với nhiều buổi nghe giảng trong lớp học? Ở tư cách một người bạn, thầy của bạn có giọng điệu gì so với lúc giảng bài trong lớp học? Bạn có tự tin hơn về những gì mình biết khi đưa ra ý kiến hoặc đặt câu hỏi ngoài lớp học không? Ở ngoài lớp học, thầy của bạn có đáng yêu hơn không? Lòng tôn kính thầy có khác biệt gì trong hai trường hợp không? Và nó có ảnh hưởng gì đến tư duy của bạn không? Bạn có tự tin hơn khi tự mình trả lời được câu hỏi của mình không? Bạn có cảm thấy kiến thức của mình và thầy càng khác biệt khi thầy phải đích thân trả lời mỗi câu hỏi bạn đưa ra không? Khi bạn càng nể trọng kiến thức của thầy, bạn nghĩ sao về năng khiếu của mình? Khi thầy trả lời câu hỏi của bạn, kiến thức đó là của bạn hay của thầy? Khi bạn tự ý thức được câu trả lời cho câu hỏi của mình, kiến thức đó là của ai? Khi sử dụng câu trả lời của thầy trong đời sống, bạn có được lịch duyệt hay không? Và thấu hiểu được bao nhiêu? Khi sử dụng câu trả lời của chính mình trong đời sống, bạn có lịch duyệt hơn không? Và hiểu rõ mình đang nói gì so với khi dùng đến kiến thức của người khác không? Bạn có biết rằng những câu hỏi này được đặt ra theo phương pháp Truy Vấn không? Nếu biết, thì bạn có biết mục đích của những câu hỏi này là gì không?
Phân loại học trò
Trong ngành giáo dục hiện nay ở nước ta, tôi xin phép được liệt các học trò vào bốn loại như sau:
Tác dụng của phương pháp Truy Vấn
Vì mục đích của phương pháp giảng dạy này là giúp cho học trò tận dụng khả năng để truy tìm câu trả lời tiềm ẩn trong tư duy của mình, nó đòi hỏi người thầy phải xem nhẹ thân phận địa vị của mình; và ở nguời trò, nó đòi hỏi nổ lực học tập và bẩm tính thông minh biết duy lý lần theo ý nghĩ của mình. Đồng thời người thầy hầu như phải bỏ rất nhiều thời gian dành riêng cho người trò qua những lần thảo luận.
Rất nhiều tinh hoa và triết lý võ học của thời xưa bị thất truyền vì người thầy không biết dùng đến phương pháp Truy Vấn để dẫn dắt người trò đến cuối con đường học tập. Và trong nhiều trường hợp, người thầy đã phí quá nhiều công sức phát dương hoang đại môn phái của mình và không còn thời gian để đào tạo một môn đồ đáng để gọi là truyền nhân. Khi ra đi, người thầy không để lại một người với đầy đủ kiến thức và sự thông thái của mình.
Một bài viết về phương pháp Truy Vấn không nhất thiết phải có một câu trả lời cho từng câu hỏi được đặt ra. Thú thật thì tôi cũng còn rất nhiều câu hỏi tiếp nối, nhưng xin tạm ngừng nơi đây. Bài viết này cũng không phải do hoàn toàn do tôi nghĩ ra. Nó chỉ được đúc kết bằng những gì tìm đọc được sau nhiều ngày lang thang trên mạng với đề tài Socrates và phương pháp giảng dạy theo lối Truy Vấn của ông. Tôi vẫn biết rằng… mình không biết gì cả!
(Sưu tầm)
Tóm lược về triết gia Socrates
Là một triết gia được xem như là một trong những nhân vật tiên phong của triết học Tây phương và đồng thời cũng tạo nên một sự ảnh hưởng không nhỏ đối với triết học và ngành giáo dục hiện đại, Socrates không để lại một tác phẩm gì cho đời. Vì thế cuộc đời thật của ông mãi là bí ẩn đối với chúng ta. Những chi tiết về đời sống và triết lý của ông được người đời biết đến qua những mẫu đối thoại được viết lại bởi người môn đệ gần gũi nhất của ông, triết gia cổ đại Hy Lạp Plato. Chi tiết về cuộc đời ông cũng được đề cập đến qua những tác phẩm của sử gia Hy Lạp Xenophone, triết gia cổ đại Aristotle, và nhà soạn kịch Hy Lạp Aristophanes.
Phỏng theo mẩu đối thoại “Lời Tạ Lỗi” (Apology) của Plato, một nhà tiên tri ở Delphi đã tuyên bố rằng không ai có học thức sâu rộng bằng Socrates cả. Socrates cho rằng đây là một nghịch lý vì ông tin rằng mình không phải là một nhà thông thái. Thế là để tìm hiểu lời tiên tri đó, ông tìm đến tất cả những người tự cho mình là nhà trí thức ở Athena để đàm đạo và cuối cùng nhận ra những người tự xưng là mình học cao hiểu rộng chẳng có một chút gì gọi là thông thái cả. Lối đối thoại theo phương pháp truy vấn của ông đã khiến nhiều nhà trí thức và chính trị gia lỗi lạc ở Hy Lạp cảm thấy mình rất ngu xuẩn. Ông được biết đến như một người có khuynh hướng chỉ chích thể chế Dân Chủ (nhiều nghiên cứu gia cho rằng sự tố giác này có liên quan đến mục đích chính trị) và bị xem như là một mũi dùi đối với Athena, thủ phủ của Hy Lạp. Ông bị kết tội là làm hư hỏng tư tưởng của thế hệ trẻ và bị xử chết bằng một ly độc cần (poison hemlock). Socrates tiếp nhận cái chết một cách bình tĩnh vì tin rằng đã đến lúc ông cần phải chết. Ông đã dùng đến sinh mạng mình để chứng minh giá trị triết lý của mình. Nếu phải tóm lược cả cuộc đời và triết lý của Socrates trong một câu nói, đó sẽ là: kẻ thông thái nhất là kẻ biết nhìn nhận sự ngu xuẩn của mình.
Triết lý Socrates
Để thấu hiểu triết lý Socrates, ta phải gác bỏ những quan điểm xã hội, tính tự ti, những mặc cảm cá nhân, tập tục văn hóa, niềm tin tôn giáo, và những truyền thống hũ lậu mà người đời thường dùng để hãnh diện, tự hào, và ra vẻ kể cả khi nghĩ mình có hoặc biết được. Ta cũng không nên núp sau những mỹ từ có tính trừu tượng như chính nghĩa, công lý, độc lập, dân chủ, thiện, ác, tổ quốc, v.v… vì chúng rất trừu tượng và rất mơ hồ đối với những người sử dụng chúng. Đối diện với phương pháp truy vấn của Socrates, sự hiểu biết mơ hồ của bạn về những gì bạn “nhân danh” hoặc “đả kích” sẽ là vũ khí mà cuối cùng bạn sẽ phải tự dùng để đánh đổ niềm tin của mình. Nhưng trái lại nếu bạn không đặt nặng vấn đề khi bước vào tranh luận, thì phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu mình, hiểu người, hiểu đời, và nhất là thấu hiểu nguồn gốc, giá trị, và hiệu quả của vấn đề được bàn luận. Triết lý Socrates có thể tìm hiểu được qua những nghịch lý mà ông đã đưa ra như “Không ai thèm muốn điều xấu”, “Không ai tự nguyện, cố ý phạm lỗi hoặc làm ác.”, “Đức tính – tất cả các đức tính – đều là kiến thức.”, và “Hiệu quả đủ để đem đến hạnh phúc.” Một điều kỳ lạ nên nhớ nữa là Triết lý Socrates, theo lời của ông ta, không phải là do ông ấy nghĩ ra – mà là do những bậc thầy của ông ta, và ngay cả những người đàn bà bên cạnh mẹ của ông (một người nữ hộ sinh) truyền dạy.
Phương pháp Truy Vấn
Truy Vấn là một phương pháp giảng dạy mà trong đó, người thầy không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi. Hầu như tất cả những câu hỏi đều được trả lời bằng một câu hỏi khác. Trách nhiệm của người thầy không phải để nhét những gì khó nuốt nổi vào đầu của người trò, mà để giúp người trò nhận rõ được vấn đề và tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình. Qua cách hỏi để gợi ý, câu trả lời thật sự phát xuất từ người trò. Những lý thuyết sai lầm, những ngụy biện có tính chất lừa dối, tự gạt sẽ dần được khơi ra và loại bỏ, chân lý sẽ rõ dần và câu trả lời sẽ rất hiển nhiên đối với người trò khi đã nhận rõ được bản chất của vấn đề.
Phương pháp này đòi hỏi người thầy phải phải bước khỏi bục giảng và ngồi xuống cùng người trò. Nó cũng đòi hỏi người trò phải bỏ thái độ khúm núm vâng vâng dạ dạ để bình tĩnh đối thoại cùng thầy, quan trọng nhất là phải tỉnh táo trả lời những câu hỏi trong mẫu đối thoại. Thầy và trò phải cùng đồng ý về chủ đề của cuộc thảo luận và trò phải đồng ý cố gắng trả lời những câu hỏi của thầy. Thầy và trò phải cùng chấp nhận câu trả lời hợp lý nhất và gạt bỏ những tư tưởng cá nhân, quan niệm xã hội, tôn giáo, gia đình, cùng những niềm tin không đủ lý lẽ để biện luận khác. Khi người thầy đưa ra một luận điểm không hợp lý, người trò có quyền hướng dẫn mẫu đối thoại về luận điểm vô đó để làm sáng tỏ vấn đề. Người thầy nên có nhiều hiểu biết về những luận cứ sai lầm chung quanh vấn đề được thảo luận.
Các dạng câu hỏi Socrates và ví dụ
Loại câu hỏi | Ví dụ |
---|---|
Câu hỏi làm rõ |
|
Câu hỏi về một câu hỏi hoặc vấn đề ban đầu |
|
Câu hỏi thăm dò, giả định |
|
Câu hỏi tìm hiểu lý do và bằng chứng |
|
Câu hỏi thăm dò nguồn gốc hoặc nguồn câu hỏi |
|
Câu hỏi thăm dò các hàm ý và tác động |
|
Câu hỏi về ý kiến hoặc quan điểm |
|
Lợi ích của phương pháp Truy Vấn
Bạn có bao giờ được trò chuyện thân mật với thầy giáo của mình một cách thân mật như hai người bạn về những chuyên đề trong môn học không? Có hiệu quả gì sau một lần trò chuyện so với nhiều buổi nghe giảng trong lớp học? Ở tư cách một người bạn, thầy của bạn có giọng điệu gì so với lúc giảng bài trong lớp học? Bạn có tự tin hơn về những gì mình biết khi đưa ra ý kiến hoặc đặt câu hỏi ngoài lớp học không? Ở ngoài lớp học, thầy của bạn có đáng yêu hơn không? Lòng tôn kính thầy có khác biệt gì trong hai trường hợp không? Và nó có ảnh hưởng gì đến tư duy của bạn không? Bạn có tự tin hơn khi tự mình trả lời được câu hỏi của mình không? Bạn có cảm thấy kiến thức của mình và thầy càng khác biệt khi thầy phải đích thân trả lời mỗi câu hỏi bạn đưa ra không? Khi bạn càng nể trọng kiến thức của thầy, bạn nghĩ sao về năng khiếu của mình? Khi thầy trả lời câu hỏi của bạn, kiến thức đó là của bạn hay của thầy? Khi bạn tự ý thức được câu trả lời cho câu hỏi của mình, kiến thức đó là của ai? Khi sử dụng câu trả lời của thầy trong đời sống, bạn có được lịch duyệt hay không? Và thấu hiểu được bao nhiêu? Khi sử dụng câu trả lời của chính mình trong đời sống, bạn có lịch duyệt hơn không? Và hiểu rõ mình đang nói gì so với khi dùng đến kiến thức của người khác không? Bạn có biết rằng những câu hỏi này được đặt ra theo phương pháp Truy Vấn không? Nếu biết, thì bạn có biết mục đích của những câu hỏi này là gì không?
Phân loại học trò
Trong ngành giáo dục hiện nay ở nước ta, tôi xin phép được liệt các học trò vào bốn loại như sau:
- Loại không hiểu không biết: Chỉ nhớ từng chữ một những gì đã học được nhưng chẳng biết gì nhiều. Nếu ai hỏi đúng câu hỏi thì trả lời vành vạch. Và câu trả lời ấy không phải của họ, mà là của thầy. Nếu ai hỏi cùng một câu hỏi ở một thể loại khác thì ú ớ tìm thầy hỏi lại.
- Loại biết không hiểu: Loại này nhớ từng chữ một, và biết rất nhiều về những gì học được. Nhưng không hiểu gì cả. Nếu ai hỏi một điều gì chưa nghe qua, vì nghĩ mình biết sẽ trả lời lung tung, phát biểu linh tinh. Sau đó tìm thầy hỏi lại xem mình trả lời như thế có đúng không, phần nhiều trớt quớt hết. Những gì học được vẫn là của thầy.
- Loại biết và hiểu, nhưng không rành: Loại này nhớ, biết, và hiểu những gì học được, nếu có ai hỏi một điều gì đó chưa nghe qua, sẽ trả lời được và không bao giờ sai, nhưng sự hiểu biết thiếu chiều sâu và câu trả lời không được lưu loát. Những gì học được một phần vẫn là của thầy.
- Truyền nhân: Loại này là hiện thân của người thầy trong lĩnh vực học được, lĩnh hội được tất cả chân truyền của người thầy. Không những thế còn đủ khả năng phát triển tài học của mình, không bỏ sót hoặc phải tái sáng tạo những gì đã có. Những câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào đưa ra sẽ lưu loát và uyên thâm không kém người thầy. Và những gì học được sẽ là của riêng họ.
Tác dụng của phương pháp Truy Vấn
Vì mục đích của phương pháp giảng dạy này là giúp cho học trò tận dụng khả năng để truy tìm câu trả lời tiềm ẩn trong tư duy của mình, nó đòi hỏi người thầy phải xem nhẹ thân phận địa vị của mình; và ở nguời trò, nó đòi hỏi nổ lực học tập và bẩm tính thông minh biết duy lý lần theo ý nghĩ của mình. Đồng thời người thầy hầu như phải bỏ rất nhiều thời gian dành riêng cho người trò qua những lần thảo luận.
Rất nhiều tinh hoa và triết lý võ học của thời xưa bị thất truyền vì người thầy không biết dùng đến phương pháp Truy Vấn để dẫn dắt người trò đến cuối con đường học tập. Và trong nhiều trường hợp, người thầy đã phí quá nhiều công sức phát dương hoang đại môn phái của mình và không còn thời gian để đào tạo một môn đồ đáng để gọi là truyền nhân. Khi ra đi, người thầy không để lại một người với đầy đủ kiến thức và sự thông thái của mình.
Một bài viết về phương pháp Truy Vấn không nhất thiết phải có một câu trả lời cho từng câu hỏi được đặt ra. Thú thật thì tôi cũng còn rất nhiều câu hỏi tiếp nối, nhưng xin tạm ngừng nơi đây. Bài viết này cũng không phải do hoàn toàn do tôi nghĩ ra. Nó chỉ được đúc kết bằng những gì tìm đọc được sau nhiều ngày lang thang trên mạng với đề tài Socrates và phương pháp giảng dạy theo lối Truy Vấn của ông. Tôi vẫn biết rằng… mình không biết gì cả!
(Sưu tầm)